Lợi ích mang lại
Một giấc ngủ ngắn bao gồm đủ cả bốn giai đoạn giấc ngủ. Nó có cùng lợi ích đối với một số loại hình học tập như một giấc ngủ trọn vẹn. Giúp tăng sự tỉnh táo, giảm buồn ngủ vào ban ngày. Tăng cường năng lượng và tâm trạng và cải thiện chức năng nhận thức.
Giấc ngủ ngắn thông thường (20-30p)
Cơn buồn ngủ được tích lũy dần dần trong suốt cả ngày. Thường đạt cực trạng thái cực đại vào đầu đến giữa buổi chiều và vào ban đêm. Một giấc ngủ kéo dài hai mươi đến ba mươi phút có thể phục hồi chức năng nhận thức và xua tan cơn buồn ngủ. Nó cũng có thể tăng cường trí nhớ và giúp tạo điều kiện học tập. Tác động tích cực đến khả năng trao đổi chất và chức năng nội tiết tố. Thúc đẩy quá trình tích lũy năng lượng và các quá trình thiết yếu khác diễn ra khỏe mạnh.
Giấc ngủ ngắn sóng chậm (40-50p)
Giấc ngủ này đặc biệt có ích về nhận thức và thể chất. Đặc biệt đối với những người bị thiếu ngủ. Ngoài việc cải thiện sự tỉnh táo và xua tan cơn buồn ngủ, những giấc ngủ dài hơn có thể kích thích não bộ hoạt đông tích cực để ra quyết định và thúc đẩy trí nhớ.
Một nghiên cứu gần đây cho biết những giấc ngủ khoảng năm mươi phút có thể giảm huyết áp hiệu quả như việc dùng thuốc.
Nhược điểm của giấc ngủ ngắn
Những lợi ích sức khỏe là quá rõ ràng, nhưng chúng cũng có một số nhược điểm.
Đối với những người khó ngủ kinh niên. Một giấc ngủ ngắn, thậm chí là rất ngắn, có thể dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu và khó ngủ trở lại vào ban đêm
Liệu pháp nhận thức hành vi đối với chứng mất ngủ là không được ngủ ngắn đối với những người bị mất ngủ trong ba tháng hoặc lâu hơn. Trên thực tế, những người bị mất ngủ nên dành ít thời gian trên giường để cải thiện hiệu quả giấc ngủ. Giới hạn thời gian nằm trên giường này được coi là hạn chế ngủ và được coi là một trong những yếu tố hiệu quả nhất của liệu pháp nhận thức hành vi đối với chứng mất ngủ.