Hotline: 0909.066.826 (8h - 12h, 13h30 - 21h)
Thông báo của tôi

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHĂN GA GỐI ĐÚNG CÁCH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHĂN GA GỐI ĐÚNG CÁCH

 I. Hướng dẫn sử dụng chung

Khi sử dụng sản phẩm chăn ga gối, để đảm bảo chất lượng của sản phẩm người dùng, Ngọc Hạnh sẽ đưa ra những cách sử dụng tham khảo dưới đây:

1.Nên

– Khi mua chăn ga gối về, nên đọc kỹ Hướng Dẫn Sử Dụng trên từng sản phẩm.
– Nên giặt trước khi sử dụng (bằng tay hoặc bằng máy).
– Trước khi giặt nên kéo khóa đóng tất cả các dây kéo.
– Chọn chế độ giặt nhẹ khi giặt máy.
– Giặt trong nước lạnh hoặc ấm tối đa 30°C với những sản phẩm cùng màu.
– Nên phơi nơi thoáng gió.

2. Không nên

– Không nên giặt khô sản phẩm.
– Tránh phơi sản phẩm trực tiếp và lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt như giữa trưa, bởi vì Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới nên ánh nắng mặt trời rất mạnh.
– Tránh để cho các loại hóa chất có chất tẩy rửa mạnh tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
– Không nên hút thuốc trên giường, phơi hay đặt sản phẩm gần nơi phát sinh ra lửa.
– Không nên dùng bàn là trên sản phẩm được chần gòn

II. Phương pháp giúp chăn ga gối bền màu

1. Vỏ chăn ga gối mới “cần giặt” trước khi sử dụng

Vỏ chăn ga gối mới mua về phải giặt qua nước lạnh, TUYỆT ĐỐI không giặt với nước ấm, nóng và không cho bất kỳ bột giặt hoặc ngâm nước làm mềm vải trong lần giặt đầu tiên, vì đây là quá trình làm hãm màu vải, làm cho màu vải sẽ giữ được lâu trong những lần giặt tiếp theo.
– Bước 1: ngâm chăn ga gối mới trong nước lạnh khoảng 60 phút hoặc ngâm trong nước muối/nước dấm pha loãng khoảng 5 phút.
– Bước 2: giặt sạch chăn ga gối bằng nước sạch, không sử dụng nước giặt/bột giặt (bằng tay hoặc bằng máy).
+ Nếu giặt bằng máy nên chọn chế độ giặt nhẹ. Để đảm bảo độ bền không nên vắt hay sấy.
+ Trước khi giặt nên kéo đóng khóa tất cả các dây kéo.
– Bước 3: phơi sản phẩm nơi thoáng gió, nên lộn mặt trái của sản phẩm, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu trực tiếp làm sản phẩm nhanh phai màu và ảnh hưởng tới cấu trúc vải.
Như vậy, giặt chăn ga gối mới trước khi sử dụng sẽ giúp giữ màu cho sản phẩm, đồng thời làm sạch các bụi bẩn bám trên chăn ga gối trong quá trình sản xuất và giúp chăn ga gối mềm mại hơn.
Từ lần giặt thứ ba trở đi các bạn có thể giặt với bột giặt và nước thơm như bình thường, nhưng tuyệt đối không ngâm tẩy.

2. Định kỳ vệ sinh chăn ga gối

Khi ngủ da của chúng ta tiếp xúc trực tiếp với chăn ga gối, mồ hôi và các tế bào da chết sẽ bám vào chăn ga gối nên cần vệ sinh chăn ga gối định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình:
– Trung bình nên định kỳ vệ sinh chăn ga gối khoảng 2 lần trên tháng (mùa đông) hoặc hàng tuần (mùa hè).
– Chăn và gối nên rũ, đập nhẹ hằng ngày để tránh bụi bặm và làm cho gối, ga giữ được độ mềm mại, nhẹ nhàng.
– Các loại ruột chăn và ruột gối nên thường xuyên cho ra ngoài phơi nắng để khử trùng, khử mùi và giữ khô ráo.
– Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng không nên gấp chăn luôn mà nên lật mặt dưới (tiếp xúc với da) để cho thoáng và thoát mồ hôi khoảng 15 phút rồi mới gấp gọn.

3. Không giặt chung chăn ga gối khác màu

– Với những chăn ga gối có chất vải và màu sắc khác nhau thì không nên giặt chung.
– Đa số loại vải của chăn ga gối có thể giặt bằng máy ngoại trừ chất vải tơ tằm, sợi tre, lụa.
– Khi giặt nên chú ý vải cotton không được sử dụng dung dịch /bột giặt có chứa chất tẩy.
– Khi giặt nên cho chút dấm vào có thể giữ được độ sáng của vải.
– Chăn Lông cừu và chăn nhung không được ngâm trong nước giặt quá lâu, các loại vải nhung không được là.
– Sản phẩm có màu sẫm và màu nhạt nên giặt riêng để tránh bị phai màu lẫn nhau.
– Những sản phẩm có phụ kiện trang trí trước khi giặt thì phải tháo ra để tránh làm xước vải.

4. Chú ý khi giặt bằng máy

– Bước 1: xả nước vào máy, rồi đồ nước giặt /bột giặt trung tính hòa với nước, nhiệt độ nước không nên quá 30 độ C. Chỉ nên dùng 1 nửa lượng nước giặt/bột giặt được khuyến cáo.
– Bước 2: cho chăn ga gối vào dung dịch bột giặt đã hòa tan. Chỉ nên ngâm trong thời gian ngắn, không nên để ngâm quá lâu. Tránh giặt với khối lượng lớn để chăn ga gối được giặt sạch kỹ hơn.
– Bước 3: giặt bằng chế độ giặt nhẹ, không nên vắt hoặc sấy sản phẩm. Nên lấy chăn ga gối ra ngay khi giặt xong để tránh sản phẩm bị nhàu.
– Bước 4: phơi nơi thoáng gió.
Lưu ý: Khi giặt bằng nước có nhiệt độ quá cao, dung dịch bột giặt chưa hòa tan hoàn toàn và ngâm quá lâu đều có thể gây nên tình trạng chăn ga gối bị phai màu.

5. Bảo quản chăn ga gối

– Sau khi giặt sạch và phơi khô hoàn toàn, nếu chưa sử dụng ngay nên gấp gọn chăn ga gối rồi cất giữ nơi khô ráo (tủ để đồ, túi chuyên dụng đi kèm sản phẩm) và không nên ép chặt sản phẩm quá sẽ ảnh hưởng đến mặt vải.
– Nếu cất giữ một thời gian dài thì trước khi cất phải phơi dưới nắng, nhất là các loại ruột chăn ga.
– Nếu cất trong tủ gỗ, hãy dùng vải lót cho bộ chăn ga. Một số loại gỗ như gỗ tuyết tùng có chất dầu tự nhiên có thể làm hỏng các chất vải.
– Nên tránh để chăn ga gối tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nếu có thể. Ánh sáng từ mặt trời và đèn sẽ làm cho ga gối chóng bị mất màu.

III. Xử lý một số vết bẩn thường gặp trên chăn ga gối

– Các loại nước hoa quả, nước giải khát: Khi các vết bẩn còn ướt, xoa đều bằng muối và xà bông. Ngâm nước và rũ vải đều sau vài tiếng. Ngâm cho đến khi vết bẩn tan hết.
– Máu: Tránh để vết máu lâu trên chăn ga mà nên ngâm ngay trong nước LÃ (NƯỚC ẤM sẽ làm máu NGẤM SÂU vào bộ ga). Lặp lại quá trình cho đến khi sạch. Với vết máu khô, ngâm chăn đệm ga bằng nước LÃ và muối, sau đó giặt như bình thường.
 Sáp Nến: Hãy đế sáp khô. Dùng móng tay cạo sạch các vết nến trên bề mặt chăn, ga. Sau đó áp giấy giữa bàn là và chăn, ga để phần còn lại của sáp ăn vào giấy.
– Các Loại Dầu Mỡ: Rắc bột baking soda lên vết bẩn và để khoảng vài tiếng cho đến khi bột đã nở dày lên. Lau đi và lặp lại quá trình cho đến khi sạch các vết bẩn. Sau đó giặt như bình thường.
– Các Loại Rượu: Rượu trắng có thể tẩy bằng cách giặt thông thường. Rượu đỏ có thể xử lý bằng cách sát muối lên bề mặt chăn, ga và sau đó ngâm trong nước lã. Tiếp tục xát muối và lau nếu vết bẩn chưa hết cho đến khi vết rượu đã mờ thì chuyển sang giặt sạch bằng xà phòng như bình thường.

IV. Cách tẩy vết ố vàng trên chăn ga gối

1. Vết ố vàng mờ, vết bẩn thông thường

– Bước 1: ngâm chăn ga, vỏ gối trước khi giặt.
+ Pha loãng bột giặt hoặc nước giặt với nước ấm, đổ thêm vào 2 chén giấm.
+ Giấm là chất có tác dụng tẩy rửa rất tuyệt vời và nó cũng có thể giúp làm sạch những bã nhờn tích tụ trên chăn và vỏ gối.
– Bước 2: giặt sạch lại chăn ga gối bằng nước ấm. Nước ấm có tác dụng làm sạch các chất nhờn do cơ thể người tiết ra, nên dùng nước nóng hoặc ấm tùy theo mỗi loại vải khác nhau.

2. Cách pha chế nước giặt “chuyên dụng” để tẩy vết ố vàng

Để xử lý các vết ố vàng cứng đầu sẽ cần loại nước giặt “chuyên dụng”, bạn có thể làm theo công thức sau:
– 1/4 chén bột giặt hoặc nước giặt thông thường
– 1/4 chén hàn the
– 1/4 chén baking soda
Sau khi chế được nước giặt theo công thức trên bạn tiến hành giặt như bình thường.

3. Phơi chăn ga gối

– Chăn ga, vỏ gối sau khi giặt sạch cần được phơi khô ở nơi có ánh nắng mặt trời và thoáng mát (tránh ánh nắng mặt trời gay gắt). Ánh nắng sẽ giúp đồ phơi được thơm tho và tiêu diệt vi khuẩn.
– Để chăn và vỏ gối mau khô nên lật ngược lại sau khoảng 6 tiếng.

Cùng xem thêm những mẫu chăn ga mới nhất của Ngọc Hạnh tại đây nhé: https://ngochanh.vn/

————————————————–

Ngọc Hạnh Bedding – Hạnh Phúc Bên Bạn

✨ Showroom tại : 541/3 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10. HCM.

☎️ Tel: 077 370 2915

Đang xem: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHĂN GA GỐI ĐÚNG CÁCH